Đánh giá chủ đề:
  • 0 Vote(s) - Trung bình 0
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Một số kinh nghiệm để chụp ảnh bằng điện thoại đẹp hơn
#1
Thumbs Up 

Ai ai cũng có thể sở hữu 1 chiếc điện thoại thông minh và trở thành nhiếp ảnh gia với 1 cái chạm nhẹ nhàng! Tất cả các hãng điện thoại cũng ra sức thiết kế, nâng cấp sản phẩm của mình sao cho tiệm cận với công nghệ của 1 chiếc máy ảnh. Bên cạnh phần cứng ngày một tiến bộ, thì phần mềm và chip xử lý trên điện thoại ngày một thông minh hơn, thân thiện với người sử dụng hơn rất nhiều. Ví dụ như để tạo một bức panorama với máy ảnh, bạn phải có chân máy, phải phơi phóng, phải biết Photoshop để ghép chúng lại mới ra 1 tấm ảnh hoàn thiện, để chụp một tấm ảnh HDR (high dynamic ranger) bạn phải chụp ít nhất 3 lần cho một tấm ảnh với ba chế độ sáng khác nhau, rồi về ghép chúng lại thành 1, muốn chân dung xoá phông phải cần lens tele mở lớn… Nói chung tất cả những mục đích sử dụng như vậy đều có thể tìm thấy trên điên thoại thông minh bây giờ ( ít nhất đáp ứng được nhu cầu giải trí).
Vì điện thoại đã quá thông minh nên việc chụp ảnh trở nên quá đỗi đơn giản khiến người ta đôi lúc có suy nghĩ chỉ cần bấm và bấm là sẽ có sản phẩm đẹp cuối cùng. Xin thưa là có thể đúng, có thể sai với ý kiến đó. Đúng vì các chế độ auto trên máy ảnh đã cân đo đong đếm xong ánh sáng và màu sắc nhanh đến độ bạn chưa biết nó đã làm việc đó đã thấy ảnh đủ sáng để nhìn, đúng vì chế độ auto focus(lấy nét nhanh) làm việc chỉ bằng cái chạm nhẹ định vị điểm nét quá đơn giản, cùng với kho ứng dụng blend màu, nắn chỉnh hình thì photoshop ngày một xa lạ với những tay ngang chơi ảnh. Với hàng loạt những thế mạnh như vậy, đúng là điện thoại đã đưa người dùng tiến lại gần với nhiếp ảnh, xong lại đặt họ ở một ranh rới của sự cẩu thả.
Tránh việc cẩu thả và sử dụng camera điện thoại được hiệu quả chúng ta cần lưu ý các điểm sau:
1 - Tập trung đúng đối tượng cần chụp:
Không nên đứng cách quá xa rồi zoom điện tử vào chủ thể gây giảm chất lượng ảnh, cũng không nên đứng quá gần để chủ thể không đủ chi tiết hoặc mất những thông tin xung quanh.Tóm lại xác định được chủ thể_thứ mình muốn truyền tải qua bức ảnh. VD: Khi chúng ta xác định được vật thể muốn chụp, nên loại bớt sự vật thừa xung quanh bằng cách zoom in bằng điện thoại (nhưng đó chỉ là bất đắc dĩ nếu bạn có thể trực tiếp di chuyển lại gần)


[Image: 4265474_IMG_0418.jpg]
2 - Giữ khung ảnh được cân đối:

Nghe hơi cứng nhắc nhưng đó lại là một trong những thứ đầu tiên bạn được học khi làm quen với máy ảnh… vì thế nên nó cũng tối quan trọng trong chụp ảnh ở điện thoại. Vì điện thoại nhỏ gọn, và nhẹ hơn rất nhiều nên việc giữ cân đối thường không được chú ý hoặc vô ý quên! Mặc dù sau này các điện thoại đều đưa ra phần cân bằng lại ảnh trong phần mềm edit ảnh của máy, nhưng đó cũng chỉ là phiên bản crop nâng cao, sẽ làm giảm dung lượng của ảnh. Vậy tại sao ta không cẩn thận ngay từ thao tác đầu tiên và tập đó thành một thói quen tốt?!?!?!
VD: Bạn luôn chú ý đến đường chân trời, các góc ngang và đứng của khối kiến trúc xung quanh sao cho tương ứng song song với chiều ngang và dọc của màn hình.

[Image: 4265475_IMG_0419.jpg]
3 - Nguyên tắc 1/3:

Có quá nhiều nghuyên tắc, quy tắc, hay thủ pháp trong nhiếp ảnh để chúng ta tuân theo và học tập,chúng ta có thể tìm hiểu qua internet để định hướng thể loại mình yêu thích.Phổ biến nhất là quy tắc 1/3.Hầu hết các máy điện thoại khi sang chế độ chụp hình đều có lựa chọn Grib khi chụp(màn hình chia ô dễ bố cục). Nhưng với camera ở điện thoại, mình nghĩ thế mạnh của nó là chụp nhanh và nắm bắt khoảnh khắc tốt nên hãy cứ chụp những gì mình thích, những khoảnh khắc hay và thú vị sẽ đến một cách chân thực nhất và không cầu kì. Đôi khi việc cứng nhắc cân đo trong từng khung hình sẽ làm khoảnh khắc thú vị qua mất và chúng ta sẽ chẳng thể làm nó diễn ra tự nhiên lại như lúc đầu!

VD: Trong các thế hệ máy thông minh hiện này đều có chế độ lưới màn hình (grib_chúng ta có thể bật lên trong camera setting). Dạng lưới tạo những đường ngang và dọc giúp chúng ta bố cục khuôn hình dễ hơn(đường chân trời trùng với 1 trong các đường này). Các điểm giao cắt là những điểm vàng trong quy tắc cơ bản của ảnh, sự vật,sự việc thường nằm trên các giao điểm này.

4 - Đo sáng và lấy nét đối tượng:

Việc này trên điện thoại đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết vì điện thoại xử lí cả 2 việc này nhẹ nhàng và nhanh chóng chỉ với một chạm đến điểm cần chụp và đo sáng. Chỉ cần bạn luôn biết mình thích gì, mình muốn chụp gì...mọi việc sẽ trở nên rất nhẹ nhàng.

VD: khi bạn chạm vào vật thể (ở đây là cây lưỡi hổ) Máy sẽ tự lấy nét và cân bằng sáng cho ta một kết quả ảnh rõ nét.

[Image: 4265484_IMG_5932.jpg]

5 - Tập sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh:

Hiện nay kho ứng dụng chỉnh sửa phần mềm, hay chụp ảnh của các hệ điều hành đều rất rất rộng lớn và nhiều lựa chọn cho người sử dụng. Có những ứng dụng camera chụp ra hiệu ứng luôn rất tiện lợi. Mình thường sử dụng các app như: Vsco Cam, SnapSeed, Hipstamatic, Instagram…

VD: đây là những ứng dụng chỉnh sửa ảnh phổ biến (hoặc chủ quan người viết thấy tiện dụng)

6 - Bao quát toàn bộ màn hình: (quan trọng với các bạn lang thang chụp street)

Đôi khi ảnh hay là ảnh có sự bổ trợ từ những sự việc xung quanh. Vì vậy chúng ta cần làm chủ khung hình, không chỉ quá tập trung vào chủ thể mà quên mất môi trường xung quanh. Nhìn chủ thể cả bên ngoài, không quá tập trung màn hình mà lỡ những khoảnh khắc hay có thể đến bất ngờ.

7 - Giữ vệ mặt kính camera sạch sẽ

Vì điện thoại thường hay để trong túi quần, túi áo…bất kể đâu trên người nên camera thường bị bụi hoặc xước. Tránh tình trạng đó, ta có thể chú ý hơn mỗi khi không sử dụng không để với những vật sắc, cứng, không để nơi ẩm thấp quá gây hấp hơi trong…trước khi sử dụng có thể lau qua camera điện thoại cũng là một thói quen tốt.

8 - Tập lưu giữ và chia sẻ một cách khoa học,văn minh

Lưu giữ khoa học:đặt tên cho bức ảnh, nghe hơi lằng nhằng nhưng lâu dài sẽ giúp mình rất nhiều khi xem lại. Bật chế độ định vị thì máy sẽ tự lưu giữ thời gian và địa điểm bạn chụp ảnh rồi, quá tiện lợi. Chia sẻ văn minh: Vì tính phổ cập của điện thoại thông minh nên việc chia sẻ hình ảnh quá dễ dàng đôi khi có tác dụng ngược. Đôi lúc bức ảnh mang thông tin sai lệch hoặc không đúng…chúng ta hãy kiểm tra kĩ trước khi chia sẻ một hình ảnh có mang thông tin trong đó!

Với camera của điện thoại, chúng ta không nên quá gò bó với các phép tắc,quy tắc,chỉ cần làm chủ được điện thoại và biết được bản thân muốn gì, thích gì, mọi kỹ thuật sẽ tự hoàn thiện theo thời gian và những khoảnh khắc thú vị sẽ đến với bạn. 
[Image: 4265303_971DA35C-09F0-454C-8B80-67C328326F54.jpg]
Hóng đoàn (anh em công nhân chờ tuyển U23 qua cầu Nhật Tân) (ip7Plus+vscocam)
Nguồn: ST
Trả lời


Đi tới chuyên mục:


Thành viên đang xem chủ đề: 1 Khách