Chủ đề mới nhất

Thông kê diễn đàn
  • Bài viết:159
  • Chủ đề:150
  • Thành viên:377
  • Thành viên mưới nhất:GermanNems


Đăng bởi: RussiaKD
12-01-2022, 09:59 AM
Diễn đàn: GÓC THƯ GIÃN
- Không có trả lời

Đồng phục của mỗi ngành không chỉ là để nhận diện thương hiệu, nâng cao tính chuyên nghiệp mà còn thể hiện đặc điểm và ý nghĩa của ngành nghề, công việc đó. Đối với màu áo cam truyền thống của ngành Điện đấy là màu của ánh sáng, của niềm tin, sức sống mãnh liệt. Mỗi người thợ điện tự hào được khoác trên mình chiếc áo cam huyền thoại đó như mang cả một thông điệp đưa dòng điện đến với mọi miền Tổ quốc từ thành thị đến nông thôn, đến cả những miền hải đảo xa xôi.
Mỗi sáng, mỗi chiều hình ảnh chiếc áo cam thấp thoáng  đã quá quen thuộc với mỗi người khi chúng ta hòa mình trên phố với nhịp đập của cuộc sống vô cùng hối hả này. Ít ai hiểu được những hi sinh, vất vả thầm lặng mà các chú,các anh đang phải đối mặt để đảm bảo cấp điện thông suốt mang lại ánh sáng, niềm vui cho khách hàng. Dẫu “Nghề chọn người” hay “Người chọn nghề” thì đối với tất cả CBCNV ngành Điện nói chung đều rất đỗi tự hào được khoác trên mình chiếc áo mang màu sắc rực rỡ này. Dù là nắng gió mưa dầm, hay khi màn đêm buông xuống giữa tiết trời giá rét, mọi người đang chìm vào giấc ngủ say sau ngày dài làm việc mệt mỏi để tái tạo lại sức lao động cho một ngày làm việc tiếp theo thì những chiếc áo cam ấy vẫn lặng lẽ có mặt trên tất cả mọi tuyến đường để khắc phục sự cố kịp thời mang lại ánh sáng, hạn chế bất tiện nhất có thể đối với sinh hoạt của người dân.
[Image: image005.png]
Các chiến sỹ áo cam làm việc giữa trời trưa nắng nóng
Những ngày nắng nóng cao điểm, nhất là đối với dải đất giàu cái nắng, cái gió Lào như miền Trung hình ảnh chiếc áo cam đang đắm mình trên những cột điện cao vút xa xa giữa cánh đồng với những tảng đất khô cằn, nứt nẻ ấy vừa dấy lên sự thương cảm lẫn ngưỡng mộ tinh thần làm việc mà các anh đã và đang cống hiến. Mỗi ngành nghề đều mang một đặc thù, tính chất riêng, đối với “nghề nhà đèn” thì không chỉ là “sai một ly, đi một dặm” mà bắt buộc không cho phép mình sai, an toàn là cẩm nang đầu tiên phải trang bị trước khi được khoác trên mình chiếc áo ấy.
[Image: image009.png]
Trở về với gia đình khi trời đã nhá nhem tối, ánh đèn đường bắt đầu tỏa sáng cùng những ánh điện trong mỗi ngôi nhà dân lòng họ như ấm lại,chợt nghĩ mình đã đóng góp được một điều tuy nhỏ bé nhưng rất đỗi kì diệu là mang ánh sáng đến cho muôn nhà. Trong chốc lát, những khuôn mặt đầy hốc hác và rám nắng ấy bỗng nở nụ cười rạng rỡ. Tình yêu nghề, yêu nhân dân, yêu mến đồng nghiệp, gia đình đã tạo nên những con người thật sự có ích cho xã hội, hãnh diện khoác lên mình màu áo cam truyền thống, tự hào là những người con ngành Điện.
                                                                              Phạm Huyền Mai – Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực Nghệ An

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
12-01-2022, 09:58 AM
Diễn đàn: TIN TỨC - VẤN ĐỀ CHUNG
- Không có trả lời

[Image: gia-dien-1576708617731-16182069437561587...251588.jpg]

Dù Tổng công ty đã tiết giảm tối đa chi phí nhưng giá năng lượng toàn cầu tăng cùng với biến động tỷ giá khiến giá thành đã vượt xa giá bán điện.
Sau đại dịch COVID-19, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất điện cũng liên tục tăng mạnh ở cả Việt Nam và trên thế giới, khiến cho năm 2022 là năm khó khăn nhất với Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
"Trong thời gian vừa qua, giá nhiên liệu trên thế giới tăng cao như than, dầu khí đốt, ở Việt Nam cũng tăng rất cao dẫn đến chi phí sản xuất điện của các nhà máy cũng tăng cao. Những nhà máy này chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng các nguồn phát của Việt Nam", ông Phan Tử Lượng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho hay.
Do sức ép giá thành tăng đột biến nên giá mua điện trên thị trường điện của Tổng công ty ở mức 2,500đ/kWh. Trong khi đó, giá bán bình quân của Tổng công ty điện lực miền Bắc vẫn chỉ ở mức 1.786 đồng/kwh nên Tổng công ty không tránh khỏi tình trạng lỗ hơn 4.700 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.
Cùng với đó, giá nhiên liệu, vật tư thiết bị tăng cao làm tăng chi phí vận hành, sửa chữa. Tỷ giá ngoại tệ biến động cũng tạo ra lỗ chênh lệch tỷ giá cho các khoản vốn vay ODA.
Trước tình hình khó cân đối tài chính, Tổng công ty điện miền Bắc kiến nghị Chính phủ xem xét các yếu tố khách quan để có chính sách điều chỉnh giá điện phù hợp, giúp ngành điện đáp ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng cho các địa phương trên cả nước.
Theo VTV.vn

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
12-01-2022, 09:57 AM
Diễn đàn: TIN TỨC - VẤN ĐỀ CHUNG
- Không có trả lời

[Image: tieu-thu-dien-030621.jpg]
Trước những khó khăn do giá nhiên liệu đầu vào, EVNNPC đang nỗ lực các biện pháp giảm chi phí nhằm giảm bớt các khoản lỗ. Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN
Cụ thể, theo ông Phan Tử Lượng, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã phải tăng cường các giải pháp quản trị, nỗ lực tiết giảm tối đa các khoản chi phí sửa chữa lớn khoảng 1.264 tỷ đồng, tương ứng giảm 47% so với định mức EVN giao. Cùng đó là tiết giảm chi phí biến động khoảng 1.243 tỷ đồng tương ứng giảm 22,7% so với định mức EVN giao.
Ngoài ra, EVNNPC sẽ giãn tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và cắt giảm hàng loạt chi phí có thể để giảm lỗ.
Theo báo cáo từ EVNNPC, năm 2022 là năm khó khăn nhất của Tổng công ty kể từ khi thành lập đến nay. Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán 6 tháng đầu năm nay, kết quả kinh doanh 6 tháng toàn Tổng công ty lỗ 4.709 tỷ đồng; trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh điện lỗ 4.843 tỷ đồng.
Đến nay, giá nhiên liệu đầu vào như than, khí… vẫn không ngừng tăng, tỷ giá ngoại tệ biến động từng ngày, nên Tổng công ty này chưa ước được con số lỗ của năm 2022. Nguyên nhân được chỉ ra là do giá nhiên liệu toàn cầu tăng cao, khiến chi phí của các nhà máy sản xuất điện tăng mạnh; do đó làm tăng chi phí mua điện trên thị trường điện của EVN. Giá bán điện bình quân ước cả năm 2022 của Tổng công ty là 1.786 đồng/kWh, trong khi giá mua điện trên thị trường điện của Tổng công ty là 2.500,46 đồng/kWh.
"Giá nhiên liệu, vật tư thiết bị tăng cao làm tăng tổng mức đầu tư các dự án đầu tư xây dựng; tăng các chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên và chi phí quản lý vận hành lưới điện của Tổng công ty. Bên cạnh đó, Tổng công ty có các khoản vốn vay ODA để đầu tư lưới điện, với tình hình tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh hiện nay làm lỗ chênh lệch tỷ giá của Tổng công ty ước đến thời điểm này là 756 tỷ đồng", ông Phan Tử Lượng chia sẻ.
Tình hình chiến tranh giữa Ukraine và Nga cũng là tác nhân khiến giá nhiên liệu tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh năng lượng của thế giới và Việt Nam. Rất nhiều nước trên thế giới mặc dù giá điện tăng cao, nhưng khả năng vẫn bị thiếu điện trong mùa đông năm nay, do không đủ nhiên liệu để sản xuất điện.
Việc phải chịu khoản lỗ lớn dự kiến sẽ khiến cho hoạt động sản xuất của Tổng công ty này gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng đến tình hình cân đối tài chính và dòng tiền của Tổng công ty. Cụ thể như EVNNPC sẽ khó đảm bảo tiến độ thanh toán tiền điện cho EVN, thanh toán cho các nhà thầu và đối tác…
Các khoản lỗ cũng ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín nhiệm của Tổng công ty. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu xếp vốn cho đầu tư xây dựng của Tổng công ty năm 2023 và các năm tiếp theo. Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trong giai đoạn tới, nguồn vốn cần để đầu tư xây dựng là rất lớn.
Việc không thu xếp được vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư, sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp điện cho các địa phương và các khách hàng sử dụng điện của 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Bên cạnh đó, ảnh hưởng đến tâm lý và thu nhập của người lao động; đã có nhiều công nhân bỏ việc, rời ngành điện sang làm việc cho các doanh nghiệp khác có thu nhập cao hơn.
Để ngành điện cho việc cung cấp điện, đại diện EVNNPC cho hay, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương có thể xem xét đến các yếu tố khách quan, để có chính sách điều chỉnh giá điện phù hợp. Qua đó, giúp cho ngành điện duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, đáp ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của các địa phương và cả nước.
Trong năm nay, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng 10 tháng năm 2022, EVNNPC đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân 27 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Tổng sản lượng điện thương phẩm lũy kế 10 tháng đạt 72,8 tỷ kWh, tăng trưởng 6,29% so với cùng kỳ. Tỷ lệ tổn thất điện năng lũy kế 10 tháng năm 2022 là 4,33%, giảm 0,46% so với cùng kỳ 2021 và ước tính năm 2022 sẽ đạt vượt kế hoạch EVN giao.
Trong 10 tháng, trên toàn 27 tỉnh, thành phố phía Bắc chỉ xảy ra 6 vụ sự cố trạm biến áp 110 kV, ước thực hiện cả năm là 7 vụ, giảm 70 vụ sự cố so với kế hoạch EVN giao năm 2022; số vụ sự cố trên đường dây 110 kV và lưới điện trung hạ thế cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Về chỉ số tiếp cận điện năng, lũy kế 10 tháng, EVNNPC đã tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 2.101 khách hàng trung áp, thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành điện là 3,77 ngày, giảm 3,23 ngày so với quy định của EVN, giảm 0,36 ngày so với cùng kỳ 2021.
Năm 2022, EVNNPC đang quyết liệt thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ và hoàn thành tốt kế hoạch chuyển đổi số mà EVN giao, phấn đấu trong thời gian sớm nhất sẽ trở thành doanh nghiệp số; từ đó nâng cao năng lực quản trị, nâng cao hiệu quả  sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Theo baotintuc.vn

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
12-01-2022, 09:56 AM
Diễn đàn: TIN TỨC - VẤN ĐỀ CHUNG
- Không có trả lời

[Image: b0055a6b5872812cd863-20221129142831.jpg]
Ông Nguyễn Đức Thiện, Tổng giám đốc EVNNPC chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Hội thảo nhằm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động của doanh nghiệp,
Theo ông Nguyễn Đức Thiện, Tổng giám đốc EVNNPC, tại tổng công ty trong những năm qua, việc tổ chức nhân sự thực hiện tốt trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đánh giá nhận xét, lấy phiếu tín nhiệm hàng năm, về tổ chức bộ máy, xây dựng quy chế trả lương, thưởng… Đặc biệt là việc bố trí sử dụng lao động tại các đơn vị một cách như thế nào cho hợp lý.
Tổng công ty cũng làm tốt các phong trào thi đua, khen thưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thi đua lao động sản xuất, để nâng cao năng suất lao động, tạo đòn bẩy cho người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ thời gian qua.
Ông Nguyễn Đức Thiện cho hay, nhờ đó, người lao động có chuyên môn phù hợp với thực tế lao động của đơn vị, có đào tạo chuyên sâu, đúng chuyên ngành. Việc đào tạo đổi mới nhân lực đã được tổng công ty thực hiện mạnh mẽ trong nhiều năm qua với sự đầu tư phát triển gồm cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở tổng hợp đánh giá nhu cầu chiến lược và nhu cầu hàng năm của các đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh đồng thời nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên.
Tuy nhiên, ông Thiện cho rằng, chương trình tổ chức nâng cao chất lượng cho nhân lực tại các đơn vị còn mang tính tự phát, chưa đồng bộ, nên có đơn vị làm rất tốt, nhưng có đơn vị còn hời hợt. Qua góc độ triển khai, chưa có công cụ đánh giá xem làm tốt hay chưa, nên còn nhiều bất cập trong sản xuất kinh doanh tại một số đơn vị. Điều này dẫn đến những rủi ro về an toàn, lao động sản xuất.
Trong thời gian tới, khi yêu cầu đòi hỏi cao hơn về chuyển đổi số, số hóa các sản phẩm, dịch vụ sẽ tạo nhiều áp lực công việc mới, vị trí mới. Làm sao sắp xếp để không giảm việc làm mà vẫn tăng năng suất lao động, thu nhập. Quan trọng hơn là phải hướng tới môi trường làm việc tốt, tạo động lực cho người lao động, để họ có nhiệt huyết hơn với công việc; từ đó, chất lượng đời sống, tinh thần của người lao động được nâng cao, ông Nguyễn Đức Thiện nói.
Trao đổi tại hội thảo, TS. Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục IRED, trong bối cảnh thế giới biến động nhanh và khó lường như hiện nay, mọi giá trị đều bị thách thức, nhiều chuẩn mực bị đảo lộn. Do vậy cần tư duy lại mọi thứ, từ tư duy lãnh đạo, tư duy công việc và nhân tài để từ đó tạo tiền đề nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng công việc trong đơn vị.
Chuyên gia Giản Tư Trung trao đổi tại hội thảo. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
"Vậy làm sao để tư duy lại lãnh đạo và tư duy lại nhân tài. Một trong những thiên chức quan trọng nhất của lãnh đạo là truyền cảm hứng, truyền "lửa". Người lãnh đạo sinh ra là tạo động lực cho người lao động. Ở đâu có cảm hứng thì ở đó có sinh khí, có chất lượng lao động. Tuy vậy, trước khi muốn truyền "lửa" thì bản thân người lãnh đạo phải có đủ "lửa", đủ nhiệt huyết trong công việc; từ đó, tự khắc sẽ lan tỏa sang những đối tượng khác. Nếu muốn thay đổi tư duy lãnh đạo phải bắt đầu từ chính lãnh đạo", TS Giản Tư Trung.
Cũng theo chia sẻ từ Trưởng ban tổ chức nhân lực của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel - Vũ Thị Mai, tại Viettel, vai trò của lãnh đạo, người quản lý là cán bộ 3 trong 1, vừa là chuyên gia, vừa là quản lý, vừa là lãnh đạo. Người lãnh đạo có trách nhiệm chỉ huy và gắn kết người lao động với nhau; trong đó xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, giúp nhân viên khám phá tiềm năng.
Quan điểm về sử dụng nhân lực là linh hoạt nhiều giải pháp, nhiều hình thức sử dụng lao động thay thế cho việc tập trung vào giải pháp, liên quan đến tuyển dụng; trong đó giải pháp về xây dựng môi trường làm việc để cơ quan là nơi nuôi dưỡng nhân tài…, bà Vũ Thị Mai cho hay./.
Theo bnews.vn

In mục này


Đăng bởi: trungnghia828282
11-05-2022, 07:16 PM
Diễn đàn: GÓC THƯ GIÃN
- Không có trả lời

Lý do tại sao ô tô khó khởi động khi trời lạnh? thì dưới đây cứu hộ hòa bình sẽ chi ra 3 nguyên nhân phổ biến nhất khiến người lái xe gặp trục trặc trong việc nổ máy ô tô vào mùa đông đó là :

Thứ 1 là do nhiên liệu bay hơi ít hơn

Xăng hay dầu cũng giống như các chất lỏng khác, không bay hơi nhanh nếu gặp thời tiết lạnh. Tuy nhiên theo cứu hộ ôtô Hòa Bình khi nổ máy, động cơ thường yêu cầu lượng nhiên liệu cao hơn mức bình thường. Trong trường hợp này thì quá trình đốt cháy không hoạt động như dự định

[Image: T%E1%BA%A1i%20sao%20%C3%B4%20t%C3%B4%20k...%20(2).jpg]

Thứ 2 là do dầu động cơ đặc hơn

Do nhiệt độ thấp nên sẽ khiến dầu động cơ đặc hơn. Vì thế sẽ mất nhiều thời gian để làm nóng dầu bôi trơn và cho phép nó lưu thông qua các bánh răng trên hệ thống truyền động. Nên luôn nhớ rằng, dầu máy là vai trò quan trọng giúp ô tô hoạt động hiệu quả.

Thứ 3 là do Ắc quy ô tô yếu

Một số trường hợp hiếm gặp, ắc quy ô tô có thể là nguyên nhân khiến động cơ của bạn khó khởi động khi nhiệt độ hạ xuống thấp. Đó cũng có thể là lý do tại sao bộ khởi động quay nhưng không thể tương tác với bánh đà. Thời tiết quá lạnh có thể khiến ắc quy mất khả năng sản sinh ra các electron và hoạt động không hiệu quả, dẫn đến việc không đủ công suất để nổ máy.

[Image: T%E1%BA%A1i%20sao%20%C3%B4%20t%C3%B4%20k...%20(1).jpg]

Khi gặp trường hợp này thì chủ xe thể nạp điện cho bình ắc quy. Ngoài ra, khi bộ phận này đã hỏng nặng thì nên thay thế.

Để tránh các tình trạng trên, chủ xe ôtô nên giữ xe trong nhà vào mùa lạnh nhằm giữ ấm cho ắc quy và động cơ. Và nên tham khảo một số loại dầu máy, nhiên liệu chuyên biệt khi nhiệt độ hạ thấp. Ắc quy, thì nên trang bị bộ kích bìnhđể hỗ trợ khởi động xe.

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
10-31-2022, 02:32 PM
Diễn đàn: GÓC THƯ GIÃN
- Không có trả lời

Hồi sức tim phổi gồm ba bước là khôi phục lưu lượng máu, mở đường thở và thổi ngạt, có thể tăng cơ hội sống sót cho nạn nhân ngưng tim.

Ngày 29/10, tại Itaewon, Hàn Quốc đã xảy ra thảm kịch giẫm đạp khiến ít nhất 151 người chết. Trong các đoạn video ghi lại hiện trường, người ta hình thấy hình ảnh các nạn nhân được thực hiện ép ngực để hồi sức tim phổi. Đây là thủ thuật vô cùng quan trọng, giúp cứu sống bệnh nhân trong một số trường hợp nguy kịch.

Hồi sức tim phổi (CPR) là thủ tục có thể cứu sống người bị ngưng tim, ngưng thở. Đây là hành động dùng tay ép ngực để bắt chước cách tim bơm máu, biện pháp này giúp giữ máu lưu thông khắp cơ thể.

Tình trạng ngưng tim tương tự một cơn đau tim, xảy ra khi dòng máu đến tim tắc nghẽn. Khi tim người ngừng đập, máu không thể bơm đến phần còn lại của cơ thể, bao gồm não và phổi. Người bệnh có thể tử vong trong vài phút nếu không được điều trị kịp thời.

Ngưng tim có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trong mọi tình huống. Trên thực tế, đây là nguyên nhân gây chết người hàng đầu thế giới. Hầu hết trường hợp ngưng tim xảy ra trong nhà, 18,8% trường hợp khác xảy ra nơi công cộng.

Tầm quan trọng của CPR

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cứ 10 người ngưng tim ngoài bệnh viện thì khoảng 9 người tử vong.

Tuy nhiên, CPR sẽ giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót. Thủ thuật này giữ cho máu giàu oxy lưu thông đến não và các cơ quan khác, đến khi bác sĩ cấp cứu thực hiện các phương pháp chuyên sâu hơn để khôi phục nhịp tim bình thường. Khi tim ngừng đập, cơ thể không còn được bơm máu, não có thể tổn thương rất nhanh.

Nếu được thực hiện trong vòng vài phút, hồi sức tim phổi có thể giúp tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần cơ hội sống sót của nạn nhân. CPR cũng cải thiện hiệu quả của quá trình khử rung tim (thường được thực tại bệnh viện).

Theo các chuyên gia của Mayo Clinic, việc hồi sức tim phổi cho người ngưng tim luôn luôn tốt hơn là chờ đợi và không làm gì cả, dù các thao tác CPR của người thực hiện chưa hoàn toàn chính xác.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nếu chưa qua đào tạo về y tế, nên thực hiện hồi sức tim phổi bằng tay, tức là ép ngực liên tục từ 100 đến 120 phút cho đến khi nhân viên y tế đến, không cần hô hấp nhân tạo bằng miệng.

Các khuyến nghị này được áp dụng đối với người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh, song không nên thực hiện với trẻ từ 0 đến 4 tuần tuổi.

[Image: -3536-1667100317.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr...7VUCYeMMDg]
Hồi sức tim phổi cho người ngưng tim có thể làm tăng từ hai đến ba lần khả năng sống sót. Ảnh: Sun

Cách thực hiện CPR

Trước khi bắt đầu hồi sức tim phổi, mọi người cần kiểm tra xem môi trường xung quanh có đủ thoáng và an toàn hay không, nạn nhân có ý thức hay không. Nếu người bệnh ở trong tình trạng bất tỉnh, người sơ cứu có thể gõ, lắc vai họ và hỏi lớn "Bạn có sao không?".

CPR gồm ba bước, đó là khôi phục lưu lượng máu, mở đường thở và thổi ngạt. Trong đó, hai bước cuối thường được khuyến nghị cho người đã được đào tạo y tế.

Để khôi phục đường thở, người sơ cứu cần đặt nạn nhân nằm ngửa trên bề mặt vững chắc, quỳ bên cạnh cổ và vai người đó. Tiếp theo, đặt dòng bàn tay lên giữa ngực nạn nhân, giữ khuỷu tay vuông góc với cơ thể nạn nhân, đồng thời đẩy thẳng (ép) ngực xuống ít nhất 5 cm, không quá 6 cm.

Người sơ cứu sử dụng toàn bộ trọng lượng cơ thể (không chỉ cánh tay) để ép xuống khi thực hiện động tác này. Tốc độ ép tim được khuyến nghị là từ 100 đến 120 lần một phút.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nếu chưa được đào tạo bài bản, hãy ép tim cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu cử động hoặc nhân viên y tế đến cấp cứu.

Nếu đã được huấn luyện, người sơ cứu có thể đến bước thứ hai là mở đường thở bằng cách nghiêng đầu và nâng cằm nạn nhân. Bạn đặt lòng bàn tay của bạn lên trán, nhẹ nhàng giúp người bệnh ngửa đầu ra sau. Với tay còn lại, bạn nhẹ nhàng nâng cằm nạn nhân về phía trước để mở đường thở.

Hồi sức tim phổi cũng có thể thực hiện bằng miệng nếu nạn nhân bị thương nặng vùng mặt, gây khó thở. Các chuyên gia hướng dẫn bịt chặt lỗ mũi người bệnh, dùng miệng bạn bao kín miệng nạn nhân và bắt đầu thổi ngạt.

Người sơ cứu có thể thổi ngạt hai lần, lần đầu kéo dài một giây và theo dõi xem lồng ngực nạn nhân có căng lên hay không. Nếu lồng ngực căng, bạn hãy thổi ngạt lần hai. Sau đó, bạn tiếp tục ép ngực để khôi phục lưu lượng máu.

https://video.vnexpress.net/embed/v_205588
Hướng dẫn sơ cứu CPR

Các chuyên gia khuyến nghị thực hiện chu kỳ CPR 5 lần (30 lần ép ngực và hai lần thổi ngạt trong vòng hai phút). Sau 5 lần CPR, mọi người có thể kiểm tra hơi thở và mạch của nạn nhân lần nữa. Nếu có mạch nhưng nạn nhân không thở, không tiếp tục thực hiện ép ngực. Chỉ tiếp tục thổi ngạt trong mỗi 5-6 giây, nên làm đủ 20 lần thổi trong 20 phút.

Nguồn: vnexpress.net

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
10-31-2022, 02:28 PM
Diễn đàn: GÓC THƯ GIÃN
- Không có trả lời

Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng một thực phẩm riêng lẻ không gây nóng và khuyên mọi người ăn uống đa dạng nhóm chất.
Theo bác sĩ CKI Đào Thị Yến Thủy - Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, qua các cuộc trò chuyện với bệnh nhân, bà nhận thấy rất nhiều người đang đổ oan cho thực phẩm gây ảnh hưởng cơ thể, ví như "ăn món này, thứ kia gây nóng trong người".
"Nhiều người cho rằng biểu hiện của 'nóng trong người' là ruột, gan sôi, bứt rứt, khó chịu, dễ quạu, khó ngủ... Không ít trường hợp bị mụn nhọt, lở loét miệng lưỡi hay táo bón... đều đổ thừa ăn uống. Sự quy kết này dựa trên kinh nghiệm cá nhân, đôi khi phiến diện, chứ chưa được kiểm chứng rõ ràng. Nếu dùng thực phẩm vừa đủ, hợp lý sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe ", bác sĩ Yến Thủy nói.
Các chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ ba ý nhằm bảo vệ quan điểm "thực phẩm không hẳn là nguyên nhân gây nóng":
Thực phẩm có tính nhiệt nhưng chưa hẳn gây nóng
Theo quan niệm Đông y, thực phẩm có tính nhiệt gồm: các loại thịt đỏ, gia vị cay (tiêu, gừng, tỏi, ớt); trái cây có vị ngọt (sầu riêng, nhãn, vải), thức ăn nhiều dầu mỡ... Trong bữa ăn, nên trung hòa các món nhiệt bằng cách phối hợp chúng với nhóm tính hàn như rau xanh, động vật dưới nước, hải sản, vịt, ếch, ốc...
Bác sĩ Yến Thủy cho biết nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là ăn uống đa dạng các nhóm chất, không kiêng khem và không sử dụng quá nhiều, liên tục một loại thực phẩm.
[Image: -7729-1666607942.png?w=680&h=0&q=100&dpr...8yMw3p013g]
Ăn vừa đủ, cân đối các nhóm chất và thay đổi, đa dạng món thường xuyên mới tốt cho sức khỏe. Ảnh: Acecook
Bác sĩ cũng lấy ví dụ thực tế: có người ăn mì gói, sầu riêng, nhãn... nhưng không bị nóng trong người, trong khi vài trường hợp kiêng khem đủ thứ vẫn bị mụn nhọt hay táo bón.
"Quan trọng là cân đối lượng thực phẩm nhiệt, ăn kèm với nhóm tính hàn. Bữa ăn phải đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng và không quên nguyên tắc: 'dĩa thức ăn lý tưởng' là lượng rau, trái cây cần chiếm 50%, 25% là chất bột đường và 25% thực phẩm giàu đạm. Ngoài ra nên bổ sung thêm hai ly sữa mỗi ngày", bác sĩ Yến Thủy cho hay.
Nóng có tính truyền miệng, thiếu căn cứ khoa học
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia - nhấn mạnh quan điểm trên là sai lầm, thiếu căn cứ khoa học. Thực tế, thực phẩm gây nóng không đơn thuần dựa vào cảm giác cay, nóng tại vị giác, khứu giác, tiêu hóa... mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm: thể trạng, tình trạng chuyển hóa, bệnh tật cũng như thành phần dinh dưỡng của món ăn đó.
Bác sĩ Lâm tiết lộ theo Tây y, trong khoa học dinh dưỡng không có khái niệm thực phẩm nóng, mà gồm 4 nhóm chất dinh dưỡng tương ứng là: bột đường (carbohydrate), đạm (protein), béo (lipid), vitamin và khoáng chất.
Các biểu hiện nóng trong người dân gian thường mô tả như ợ nóng, táo bón, nổi mụn, nhiệt miệng, hay cáu gắt, có cảm giác nóng người sau ăn... theo Tây y, có thể là triệu chứng của tình trạng tăng chuyển hóa, bệnh lý hoặc nguyên nhân đến từ nhiều vấn đề.
Nóng do nhiều nguyên nhân
Bác sĩ Nguyễn Thị Đan Thanh - giảng viên Đại học Y Phạm Ngọc Thạch lý giải nóng là khái niệm gắn liền với y học cổ truyền, chỉ tình trạng thường gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, biểu hiện dưới nhiều hình thức như nhiệt miệng, phát ban, tiểu ít, môi khô nứt nẻ...
Nguyên nhân gây tình trạng này có thể là ứ trệ, quá nhiều chất bã, chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa khi nạp quá nhiều một loại thực phẩm trong thời gian dài hoặc sau các bữa ăn thịnh soạn.
"Khi đó, gan, thận - hai cơ quan chuyển hóa và thải độc chính của cơ thể - bị quá tải hoặc suy yếu. Các chất độc tích tụ lại trong cơ thể là môi trường thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa và nóng trong người...", chuyên gia nhấn mạnh.
[Image: -1559-1666607942.png?w=680&h=0&q=100&dpr...9jfIrrigHw]
Nên đa dạng thực phẩm trong bữa ăn. Ảnh: Acecook
Theo quan điểm y học hiện đại, một số trường hợp bị nóng trong người có thể cảm giác nóng toàn bộ cơ thể hay một bộ phận nào đó. Nguyên nhân phổ biến là chế độ ăn mất cân bằng, hút thuốc, uống nhiều rượu bia, dùng chất kích thích (đồ uống hay thực phẩm chứa caffeine), thực phẩm chức năng, thuốc hay yếu tố bệnh lý...
Do đó, bác sĩ Đan Thanh nhận định không thể quy kết một thực phẩm riêng lẻ là nguyên nhân gây nóng như nhiều người vẫn nghĩ.


Nguồn: vnexpress.net

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
10-31-2022, 02:26 PM
Diễn đàn: THỂ DỤC THỂ THAO
- Không có trả lời

Người mắc Covid-19 nên bắt đầu vận động trở lại khoảng 7 ngày sau khi hết các triệu chứng bệnh chính, để giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Dù phần lớn người mắc Covid-19 chỉ gặp những triệu chứng nhẹ nhờ đã tiêm vaccine, một số người vẫn có thể cảm thấy khó thở, mệt mỏi, đau nhức nhiều tuần sau khi khỏi bệnh.
Theo bác sĩ Robert Newton, giáo sư y học vận động tại Đại học Edith Cowan, Australia, Covid-19 có thể gây tổn hại nhiều cơ quan trong cơ thể, dẫn tới mệt mỏi kéo dài. Hệ thống tim mạch không thể cung cấp oxy đến các cơ đang hoạt động một cách hiệu quả. Vì vậy, các hoạt động trước đây chỉ ở cường độ nhẹ đến trung bình nay có thể cảm thấy khá nặng nhọc.
"Ngủ và nghỉ ngơi giúp hệ miễn dịch chống lại bệnh tật, nhưng điều quan trọng là phải bắt đầu vận động trở lại để tránh cơ thể suy yếu thêm. Thời gian bắt đầu các bài tập trở lại là khoảng 7 ngày sau khi các triệu chứng chính biến mất", bác sĩ Newton nói.
Theo Cơ quan Y tế Anh, việc tập thể dục hậu Covid-19 là an toàn, trừ những trường hợp đặc biệt được bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu yêu cầu không tập thể dục. Nghỉ ngơi quá nhiều có thể làm cho các vấn đề về cơ xương khớp trở nên tồi tệ hơn. Trong khi đó, tập thể dục làm tăng sức mạnh của cơ bắp, tim và phổi, cũng như số lượng ti thể, những "nhà máy" sản xuất năng lượng trong các tế bào cơ, giúp chống lại tác động gây suy nhược của việc nhiễm virus.
Người đã khỏi Covid-19 nên cố gắng quay trở lại các hoạt động bình thường của mình bằng cách tăng dần số lượng, tần suất, cường độ vận động mỗi ngày. Cần cố gắng cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi, đồng thời để ý đến các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi. Các khớp và cơ được thiết kế để di chuyển nhưng cũng cần được nghỉ ngơi khi cần thiết.
[Image: 5427-5021-1649067805.jpg?w=680&h=0&q=100...3JXlokxFGg]
Hoạt động thể chất dễ thực hiện nhất hậu Covid-19 là đi bộ. Ảnh: Alamy
Cách tập luyện phù hợp
Các chuyên gia cho hay sau khi khỏi Covid-19, mọi người có thể bắt đầu bằng những hoạt động thể chất chung, bao gồm tất cả các hoạt động thường ngày như giặt giũ, nấu nướng, làm vườn... Sau đó, từ từ tiến tới những hoạt động thể chất đòi hỏi nhiều thể lực hơn.
Các bài tập tăng cường sự linh hoạt rất có ích với người gặp vấn đề về cơ xương khớp, giúp cải thiện chuyển động của khớp hoặc cơ, ví dụ các động tác kéo giãn cơ thể, yoga, thái cực quyền...
Có một số bằng chứng cho thấy tập yoga và thiền định có thể giúp cải thiện sức khỏe của phổi, giảm tính nhạy cảm của virus và tăng tốc độ phục hồi sau nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nhờ tác dụng thư giãn của những bộ môn này.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cũng nên cố gắng quay trở lại tập luyện cơ bắp từ 2 buổi trở lên mỗi tuần. Một số hoạt động tăng cường cơ bắp phù hợp bao gồm leo cầu thang, nâng tạ, đi bộ lên dốc, đạp xe, các hoạt động làm vườn như đào đất...
Theo Janet Bondarenko, nhà vật lý trị liệu hô hấp cấp cao tại bệnh viện Alfred ở Melbourne, Australia, hoạt động thể chất dễ thực hiện nhất hậu Covid-19 là đi bộ và nếu có thể, nên đi bộ ngoài trời. "Hãy bắt đầu với những chuyến đi bộ ngắn. Dần dần, bạn có thể tăng độ dài và tốc độ đi bộ miễn là điều đó không khiến bạn quá mệt mỏi hay khó thở", bà nói.
Bà Bondarenko cho hay cảm giác mệt mỏi sau khi bị nhiễm virus là điều bình thường và khả năng phục hồi của mỗi người là khác nhau. "Việc thúc ép bản thân khi bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi sau Covid-19 sẽ không làm tăng tốc độ phục hồi của bạn. Hãy cho bản thân có thêm thời gian để trở lại thể trạng trước Covid-19. Sự phục hồi của mỗi người là khác nhau nhưng theo thời gian mọi người đều sẽ trở lại như bình thường", bà nói.
Một điều quan trọng là nên thay đổi tư thế thường xuyên. Hạn chế thời gian duy trì ở một tư thế, chẳng hạn ngồi hoặc nhìn vào máy tính và điện thoại di động quá lâu. Nếu cảm thấy các triệu chứng trở nên nặng hơn, hãy tìm một tư thế thoải mái hoặc đi lại xung quanh một lúc. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để sử dụng thuốc giảm đau phù hợp nếu cần thiết.

Nguồn: vnexpress.net

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
10-31-2022, 02:25 PM
Diễn đàn: GÓC THƯ GIÃN
- Không có trả lời

Năm ba năm một chặng đường
Ngành Điện miền Bắc con đường tiến lên
Ngày đầu gian khổ không quên
Vượt bao sóng gió làm nên cơ đồ…
Vang vang câu hát điệu hò
Điện về khắp chốn ấm no, đẹp giàu
Từ hải đảo đến rừng sâu
Nông thôn, thành thị đến đâu cũng mừng
Bao nhiêu thế hệ đã từng
Góp công xây dựng, nên ngành hôm nay
Đảng cho ruộng cấy trâu cày
Đảng cho ta bát cơm đầy, trắng thơm
Đảng cho điện sáng sớm hôm
Càng nhìn càng thấy công ơn của Người
Điện về vui quá mình ơi
Đường lên hạnh phúc đời đời ấm no.
Nguyễn Thị Phương Liên - Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực Thái Bình

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
10-31-2022, 02:24 PM
Diễn đàn: GÓC THƯ GIÃN
- Không có trả lời

Con gái thợ điện xa nhà
Tình yêu thiếu thốn, mẹ già ở xa
Không về chăm sóc mẹ già
Mẹ luôn đau yếu, thật là khổ tâm
Cái nghề thợ điện âm thầm
Yêu nghề nên rất tận tâm với nghề
Vì rằng em cũng đam mê
Muốn đưa năng lượng trở về quê ta
Quê em Sa Pa thành phố trong sương
Nơi đây thành phố quê nhà thân thương
Dẫu bao vất vả khó lường
Dẫu báo nắng gió coi thường nguy nan
Đem lại hạnh phúc ngập tràn
Người dân có điện có bàn tay em.
Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực Lào Cai

In mục này