NPSC Forums | Diễn đàn NPSC - Điện lực miền bắc
Thí nghiệm mạch nhị thứ - Phiên bản có thể in

+- NPSC Forums | Diễn đàn NPSC - Điện lực miền bắc (https://forum.npsc.com.vn)
+-- Diễn đàn: THẢO LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN (https://forum.npsc.com.vn/forumdisplay.php?fid=1)
+--- Diễn đàn: THÍ NGHIỆM ĐIỆN (https://forum.npsc.com.vn/forumdisplay.php?fid=2)
+--- Chủ đề: Thí nghiệm mạch nhị thứ (/showthread.php?tid=94)



Thí nghiệm mạch nhị thứ - PhamQuocHoc - 02-25-2021

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM MẠCH NHỊ THỨ
A - KIỂM TRA CÁP NHỊ THỨ

I. Yêu cầu chung:

- Người thực hiện công tác thí nghiệm cáp. Cần có nghiệp vụ an toàn đã qua sát hạch, và:

- Trước khi thực hiện việc thí nghiệm cần phải đọc kỹ tài liệu yêu cầu của cáp dùng cho chức năng gì.

- Có kiến thức chuyên môn phù hợp với công tác thí nghiệm cáp.

- Nắm vững quy trình sử dụng thiết bị thí nghiệm có liên quan.

- Chuẩn bị đầy đủ các vật tư, phụ liện liên quan đến công tác thí nghiệm cáp.

 II. Thiết bị thí nghiệm:

- Đồng hồ vạn năng, mêgaôm 500V.

III. Biện pháp an toàn :

- Trong quá trình thử cách điện tuyệt đối phải tách cáp ra khỏi hàng kẹp để tránh hư hỏng thiết bị, tách cả 2 đầu và giám sát người khác chạm vào.

- Cô lập nguồn AC, DC trước khi thử thông mạch, cách điện cáp.

- Khi tách cáp chú ý không để mất gen số, chạm chập vào địa chỉ khác.

IV. Hướng dẫn thí nghiệm: Gồm các hạng mục thí nghiệm sau:

Trong hệ thống của trạm, nhà máy để một tín hiệu được gởi đi từ thiết bị này đến thiết bị khác cần phải có sự liên lạc với nhau thông qua cáp; vì vậy để đưa vào vận hành trạm biến áp chúng ta cần phải kiểm tra cáp. 

1. Cần phải đọc kỹ bản vẽ cáp và bản vẽ nguyên lý để xác định có bị nhầm hàng kẹp hay không. Sau khi đã hiểu rõ từng chức năng của mạch và cáp sử dụng cho mạch đó thì ta tiến hành công việc thí nghiệm.

2. Xác định bó cáp đó có tên cáp có đúng với thiết kế không, có thể dùng bút dạ để đánh dấu từng ruột cáp, để tránh tình trạng kiểm tra lại hoặc sót cáp.

3. Trước khi đo cách điện hay đo thông mạch để xác định cáp có có bị chạm hay bị đứt không ta cần phải tách cáp ra khỏi hàng kẹp.

4. Dùng vạn năng để đo thông mạch của từng ruột cáp để khẳng định thông mạch cáp và đấu nối đúng địa chỉ.

5. Dùng megaom để thử cách điện từng ruột cáp.

6. Sau khi đã tiến hành xong ta trả cáp vào lại hàng kẹp.
Tiến hành cho tất cả từng sợi cáp để đưa ra kết luận.
(còn tiếp)


RE: Thí nghiệm mạch nhị thứ - PhamQuocHoc - 02-28-2021

B-KIỂM TRA TỔNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN, BẢO VỆ, TÍN HIỆU

I. Yêu cầu chung:
- Người được phân công thực hiện công việc phải trải qua học và sát hạch an toàn.
- Người được phân công thí nghiệm phải đọc và hiểu bản vẽ nguyên lý của trạm biến áp. Ngoài ra, phải đọc và hiểu được các bản vẽ nguyên lý của MBA, máy cắt, DCL, DTĐ …
- Người tham gia thí nghiệm phải nắm rõ hướng dẫn sử dụng các thiết bị đo.
- Người được phân công thử tổng mạch phải nắm rõ từng thiết bị trên sơ đồ nhất thứ để khi kiểm tra và thao tác không gây mất an toàn cho con người và thiết bị.
- Yêu cầu khi thí nghiệm, kiểm tra phải có ít nhất từ hai người trở lên.
II. Thiết bị thí nghiệm:
- Mêgaôm 500 V.
- Vạn năng Fluke 87 hoặc vạn năng kim.
- Bộ thử thứ tự pha
- Dây nối (có chì).
III. Biện pháp an toàn:
- Đảm bảo khoảng cách và phạm vi an toàn trong quá trình thí nghiệm.
- Trước khi đo đồng hồ vạn năng, ta nên chú ý thang đo để tránh gây cháy nổ.
- Đọc kỹ bản vẽ nhị thứ để tách những mạch cắt đi cắt các máy cắt khác, nếu có.
- Trước khi thao tác DTĐ, DCL hoặc máy cắt, ta nên chú ý sơ đồ nhất thứ và những phần liên động cơ khí liên quan.
- Phải có dây da an toàn khi leo lên MBA, DCL, DTĐ…
- Kiểm tra nguồn lực, nguồn điều khiển, nguồn bảo vệ phù hợp với các thông số ghi trên từng thiết bị.
- Đối với những thiết bị thuộc nhóm cao thế hoặc đo lường làm sau khi bàn giao xong ta mới được đóng nguồn.
IV. Hướng dẫn thí nghiệm:
1. Đối với tủ điều khiển và tủ bảo vệ, tủ MBA:
- Chuẩn bị bản vẽ đấu nối và bản vẽ nguyên lý.
- Dùng vạn năng hoặc đèn dò kiểm tra thông mạch nội bộ tủ theo đúng bản vẽ nguyên lý.
2. Kiểm tra đấu nối cáp:
- Chuẩn bị bản vẽ đấu nối cáp và bản vẽ nguyên lý.
- Tách cáp khỏi các hàng kẹp.
- Dùng vạn năng hoặc đèn dò kiểm tra thông mạch cáp theo đúng địa chỉ đấu nối đến tất cả các thiết bị.
- Dùng mêgaôm 500V kiểm tra cách điện từng ruột cáp sử dụng (những ruột cáp không sử dụng nên cô lập không cho chạm chập)
- Xác định đấu nối cáp phù hợp với bản vẽ nguyên lý.
3. Kiểm tra trước khi đóng nguồn đến tất cả các thiết bị.
- Vặn cứng tất cả các hàng kẹp không cho bị lỏng.
- Xác định bản vẽ đấu nối cáp đúng theo bản vẽ nguyên lý.
- Dùng vạn năng để thang ôm đo tất cả các áptômát nguồn liên quan đến thiết bị.
4. Đóng nguồn đến những tủ chung, tủ điều khiển bảo vệ và đến thiết bị.
- Chuẩn bị bộ thử thứ tự pha và đồng hồ vạn năng để xác định thứ tự pha và kiểm tra trị số điện áp.
- Dùng vạn năng để xác định nguồn điều khiển bảo vệ, nguồn lực, nguồn xoay chiều, nguồn một chiều, nguồn liên động hoặc nguồn cắt 1, cắt 2… không được lạc nguồn với nhau theo bản vẽ nguyên lý.
- Không cho nguồn được chạm đất.
5. Kiểm tra mạch sấy, chiếu sáng nội bộ tủ và các thiết bị.
- Dùng vạn năng thang đo vôn AC kiểm tra giá trị điện áp trên điện trở sấy và đèn.
- Kiểm tra mạch liên động cửa cho đèn.
- Kiểm tra mạch sấy theo nhiệt độ.
6. Kiểm tra mạch điều khiển tín hiệu, bảo vệ, mạch liên động đối với DTĐ, DCL
+ Thay đổi trạng thái từng đối tượng có liên quan để kiểm tra sự kín mạch và hở mạch theo đúng bản vẽ nguyên lý- ví dụ:
- Liên động với chính nó (tiếp điểm hành trình).
- Liên động với áp to mát TU.
- Liên động với máy cắt.
+ Kiểm tra mạch điều khiển bằng tay:
- Đóng aptomat nguồn truyền động DTĐ, DCL
* Tại chỗ (Local):
- Chuyển khoá tại tủ điều khiển DTĐ, DCL sang vị trí tại chỗ
- Ấn khoá đóng/ cắt
- Kiểm tra DTĐ, DCL hoạt động tốt hay không
* Từ xa (Remote):
- Chuyển khoá Remote/Supervision (nếu có) tại tủ điều khiển từ xa sang vị trí Remote
- Ấn khoá đóng/cắt tại tủ điều khiển
- Kiểm tra dao hoạt động tốt hay không
Trường hợp dao không hoạt động ta nên kiểm tra lại nguồn - phần liên động - phần tiếp điểm hành trình.
+ Kiểm tra mạch chỉ thị:
- Kiểm tra cờ hiệu
- Kiểm tra vị trí không tương ứng
Trường hợp chỉ thị không đúng nên xem lại tiếp điểm phụ.
+ Kiểm tra mạch bảo vệ:
- Mất nguồn môtơ
- Mất nguồn liên động
- Quá tải môtơ (thường ta test công tắc tơ)
7. Kiểm tra mạch điều khiển, tín hiệu, bảo vệ đối với máy cắt.
+ Kiểm tra nguồn lực, điều khiển, tích năng lò xo
+ Kiểm tra các điều kiện liên động trong mạch đóng/cắt MC đúng với bản vẽ nguyên lý- ví dụ như:
- Áp to mát TU.
- Rơle Lockout
- Hoà đồng bộ (khoá hoà, rơle hoà)
- Khoá tại chỗ/ từ xa của máy cắt
- Khí SF6 Lock out
- Dao tiếp địa, dao cách ly
- Rơle cắt từ bảo vệ khoá mạch đóng
- Rơle giám sát mạch cắt
+ Kiểm tra thao tác máy cắt bằng tay và đầu ra đi đóng lặp lại MC:
* Tại chỗ (Local):
- Chuyển khoá sang vị trí tại chỗ(MC)
- Ấn khoá đóng/cắt
- Kiểm tra máy cắt đóng/cắt (cả ba pha)
* Từ xa (remote):
- Chuyển khoá Remote/Supervision sang vị trí Remote
- Thao tác đóng cắt tại tủ điều khiển
- Kiểm tra máy cắt đóng/ cắt (cả ba pha)
* Dùng dây nối có chì chích đầu ra cho đi đóng lặp lại MC(tại rơle)
Trường hợp thao tác máy cắt không được ta nên kiểm tra lại nguồn, các điều kiện liên động:
+ Kiểm tra cờ hiệu
+ Kiểm tra vị trí không tương ứng
+ Kiểm tra chức năng giám sát cuộn cắt
- Ta tách mạch cắt 1,2. Kiểm tra rơle giám sát làm việc tốt, đồng thời kiểm tra tại bảng đèn cho đúng kênh tín hiệu.
Trường hợp rơle không làm việc hoặc làm việc không đúng, ta nên kiểm tra lại cuộn cắt, tiếp điểm phụ, cách phối hợp điện trở và sơ đồ đấu nối.
+ Kiểm tra các tín hiệu từ máy cắt gởi vào:
- Áp to mát môtơ lò xo
- Áp to mát nguồn bảo vệ
- Áp lực khí SF 6 cấp 1, 2
- Áp lực khí nén
- Cắt không đồng pha ...
+ Kiểm tra mạch cắt từ thiết bị bảo vệ:
- Dùng dây nối (có chì) cầu tắt tiếp điểm đầu ra trung gian cắt gởi vào cuộn cắt 1 hay cuộn cắt 2 theo đúng bản vẽ nguyên lý.
- Kiểm tra lại bảng đèn cho đúng kênh tín hiệu.
- Kiểm tra chức năng chống đóng lại nhiều lần
8. Kiểm tra mạch đối với MBA:
Kiểm tra nguồn lực và nguồn điều khiển đối với tủ quạt mát và tủ điều áp.
+ Kiểm tra mạch điều khiển tại chỗ/ từ xa bằng tay và tự động đối với mạch quạt mát:
- Khoá Local/Remote ở chế độ Local
- Khoá Auto/Manual ở chế độ Manual
(tủ chung MBA)
- Ấn khoá đóng/cắt, quạt chạy(1 hoặc 2 nhóm)
- Khoá Local/Remote ở chế độ Remote
- Khóa Auto/Manual ở chế độ Manual
(tủ chung MBA)
- Khoá Auto/Manual ở chế độ Manual(tủ điều khiển trong nhà)
- Ấn khoá đóng/cắt, quạt chạy(1 hoặc 2 nhóm)
- Khoá ở chế độ Remote và Auto(tủ chung MBA)
- Khoá ở chế độ Auto(tủ điều khiển trong nhà)
Khởi động theo nhiệt độ dầu hay cuộn dây hoặc khởi động theo dòng điện.
Khi quạt chạy ta nên chú ý đến chiều quay (đúng chiều hay ngược chiều)
+ Kiểm tra các điều kiện liên động đối với bộ điều áp:
- Quá tải MBA- khoá
- Lock out sự cố MBA
- Khoá dừng khẩn cấp
+ Kiểm tra mạch điều khiển tại chỗ/ từ xa bằng tay và tự động đối với bộ điều áp:
- Chuyển khoá sang vị trí tại chỗ (tủ điều áp)
- Ấn nút điều khiển theo chiều tăng hoặc giảm nấc phân áp.
- Chuyển khoá sang vị trí từ xa (tại bộ điều áp)
- Chuyển khoá sang vị trí bằng tay(tủ điều khiển trong nhà)
- Ấn nút điều khiển(trong nhà) theo chiều tăng hoặc giảm
- Khi điều khiển bộ điều áp ta phải xem đồng hồ chỉ thị nấc phân áp có đúng không
- Chuyển khoá sang vị trí từ xa(tủ điều áp)
- Chuyển khoá sang vị trí tự động (tủ trong nhà)
Bơm áp vào rơle điều áp sau đó kiểm tra tín hiệu tăng, giảm nấc phân áp phù hợp với việc tăng giảm điện áp. Tiếp tục kiểm tra chức năng khóa (dừng) bộ điều áp khicó sự cố quá dòng,kém áp hoặc điều áp liên tục khi có sự cố quá áp từ rơle điều áp.
+ Kiểm tra tín hiệu:
- Mất nguồn lực, nguồn điều khiển
- Sự cố động cơ quạt mát
- Đèn chỉ thị nhóm quạt làm việc
- Dừng khẩn cấp bộ điều áp
- Đèn chỉ thị bộ điều áp đang làm việc
- Chỉ thị nấc phân áp min hoặc max
+ Kiểm tra các tín hiệu từ MBA:
- Hơi nặng, hơi nhẹ
- Nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây
- Áp lực dầu, áp lực MBA
- Mức dầu, van an toàn
- Áp lực OLTC, dòng dầu OLTC
Chú ý khi thử ta nên dùng vạn năng kiểm tra nguồn và dùng dây nối (có chì) cầu tắt tiếp điểm trước rồi sau đó mới test tại thiết bị.
+ Kiểm tra cho đúng đến trung gian hoặc lockout, đúng với kênh tín hiệu theo bản vẽ.
9. Kiểm tra bảo vệ:
+ Đối với các bảo vệ đi cắt trực tiếp: Bơm dòng – áp vào Rơle tương ứng để cắt MC, chú ý tránh cắt nhầm MC bằng cách đóng toàn bộ các MC trước khi thử.
+ Đối với các bảo vệ cắt qua Lockout: Bơm dòng – áp vào Rơle tương ứng, các bảo vệ nội bộ MBA đến Lockout tương ứng. Sau đó, tác động Lockout đi cắt MC tương ứng.
+ Thử đóng lặp lại các MC.
10. Hoàn tất phần biên bản tổng mạch.