Đánh giá chủ đề:
  • 0 Vote(s) - Trung bình 0
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Vai trò của năng lượng mặt trời trong chuyển đổi năng lượng toàn cầu
#1

Với tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo rất dồi dào, trong các năm gần đây Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á trong phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió). Tuy nhiên, sau các cơ chế khuyến khích hiệu quả, rất cần có Quy hoạch điện mới và những quy định kèm theo để không làm đứt gãy chuỗi công nghệ - tài chính - dịch vụ để phát triển các nguồn điện sạch và bền vững nói trên. Sự kiện triển lãm và hội nghị doanh nghiệp năng lượng mặt trời, năng lượng gió lần thứ 3 cho thấy những băn khoăn của các nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ về vấn đề này.
Việt Nam hiện nay đứng trong top 10 các quốc gia đầu tư vào năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới với 7,4 tỷ USD và vượt qua 2 nền kinh tế lớn của thế giới là Đức và Pháp.
Với mục tiêu trung hòa phát thải khí nhà kính (Net Zero) vào năm 2050 như đã cam kết, việc sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam như một nguồn năng lượng rất dồi dào, thay thế cho sản xuất điện năng truyền thống, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, hiện nay các nhà đầu tư vẫn đang chờ Quy hoạch điện VIII đang được trình Chính phủ phê duyệt để có hướng phát triển dự án đầu tư vào nguồn điện năng lượng tái tạo.
[Image: 2342_1e_v2-399.jpg]
Đoàn chủ tịch hội nghị.
Nhằm chia sẻ những kinh nghiệm để phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, Energy Box - Công ty truyền thông hàng đầu cho lĩnh vực năng lượng tái tạo tổ chức sự kiện triển lãm và hội nghị doanh nghiệp năng lượng mặt trời, năng lượng gió lần thứ 3. Hội nghị diễn ra trong 1 ngày (12/5/2021) về chính sách, tài chính và rủi ro đầu tư của thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Hội nghị nêu bật mấy điểm chính sau:
Một là: Trong số các loại hình nguồn điện mặt trời tại Việt Nam, bao gồm điện mặt trời trang trại (ground-mount solar), điện mặt trời trên mái nhà (rooftop solar-ĐMTMN) và điện mặt trời nổi (floating solar), điện mặt trời trên mái nhà vừa qua có giá FIT tốt nhất.
Hai là: Đến hết năm 2020, đã có 7.755 MW nguồn điện mặt trời trên mái nhà (ĐMTMN) đã được lắp đặt và đi vào hoạt động, và Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, tổng tiềm năng kỹ thuật nguồn ĐMTMN của Việt Nam là trên 48.000 MW. Theo Ngân hàng Thế giới công bố cho thấy Việt Nam hiện có công suất điện mặt trời được lắp đặt toàn diện nhất ở Đông Nam Á và còn nhiều tiềm năng cho ĐMTMN; riêng Thành phố Hồ Chí Minh có thể lắp đặt đến 6.000 MW và Thành phố Đà Nẵng trên 1.000 MW.
Ba là: Nhờ có chính sách giá FIT khuyến khích theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018, đã có hàng trăm dự án điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện và đến đầu tháng 11/2021 đã có trên 5.000 MW được hoàn thành xây dựng, trong đó có gần 4.000 MW được hòa lưới và công nhận vận hành thương mại. Nhưng hiện nay chính sách phát triển điện gió ở Việt Nam đang bị hạn chế bởi Quyết định 39 đã hết hiệu lực, còn chờ phê duyệt Quy hoạch điện VIII, cũng như các quy định tiếp theo phù hợp. Nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán hiệu quả của dự án cũng như tiếp cận nguồn vốn tín dụng để thanh toán và trả nợ do chưa thể hoàn tất hợp đồng mua bán điện (PPA). Khó khăn trong huy động vốn vay là thời gian đầu tư, hoàn vốn cho điện gió khá dài (điện mặt trời mái nhà khoảng 5 - 10 năm, dự án NLTT khác khoảng 10 - 15 năm), đồng thời, các ngân hàng thương mại phải tuân thủ tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
[Image: 2536_anh_1.jpg]
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Tham dự hội nghị lần này, IPC E&C - với kinh nghiệm của Tổng thầu EPC về dịch vụ điện gió và điện mặt trời xuất sắc nhất Việt Nam năm 2021, đã chia sẻ những khó khăn cũng như giải pháp để đẩy nhanh quá trình thi công.
[Image: 2615_lan.png]
Bà Ngô Quỳnh Lan - Trưởng phòng phát triển kinh doanh của IPC E&C.
Theo bà Ngô Quỳnh Lan - Trưởng phòng phát triển kinh doanh của IPC E&C cho biết: Công tác giải phóng mặt bằng là một trong những “chìa khóa” quan trọng không chỉ góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, tạo động lực thu hút đầu tư. Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là “điểm nghẽn” ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ các dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư cho chủ dự án.
Những nguyên nhân đó đến từ:
i) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ đất nông nghiệp, công nghiệp… sang đất sản xuất năng lượng.
ii) Thực tế quỹ đất dành cho dự án còn nhiều hạn chế, nhất là đối với hành lang an toàn theo đường kính cánh tua bin chưa có hướng dẫn, quy định trong công tác đến bù GPMB.
iii) Sự bất hợp tác, cản trở thi công nhằm trục lợi bất chính của một số bộ phận người dân xunh quanh dự án.
Bên cạnh những giải pháp quen thuộc như đàm phán, giải thích với người dân, phương án tuyên truyền thông tin đúng đắn qua báo chí và sử dụng nhà thầu phụ tại địa phương có lợi thế trong công tác GPMB là các giải pháp tốt nhất mà Tổng thầu EPC có thể hỗ trợ Chủ đầu tư.
Để Việt Nam có thể chuyển đổi năng lượng theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và các chất ô nhiễm môi trường khác, phát triển các nguồn điện gió, điện mặt trời đã được Dự thảo Quy hoạch điện VIII đưa vào với quy mô ngày càng lớn. Nhưng để quá trình phát triển năng lượng tái tạo liên tục, đạt mục tiêu, tránh gián đoạn, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, nhất là đầu tư tư nhân, rất cần Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND các địa phương ban hành các cơ chế, quy định hợp lý và chặt chẽ, nhưng thuận tiện khi triển khai, chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro với các nhà đầu tư, ngân hàng và nhà thầu dịch vụ xây lắp.
Theo nangluongvietnam.vn
Trả lời


Đi tới chuyên mục:


Thành viên đang xem chủ đề: 1 Khách