Chủ đề mới nhất

Thông kê diễn đàn
  • Bài viết:159
  • Chủ đề:150
  • Thành viên:407
  • Thành viên mưới nhất:Jamesancen


Đăng bởi: RussiaKD
05-29-2022, 11:01 PM
Diễn đàn: CHIA SẺ HỌC TẬP, NGHỀ NGHIỆP
- Không có trả lời

Với tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo rất dồi dào, trong các năm gần đây Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á trong phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió). Tuy nhiên, sau các cơ chế khuyến khích hiệu quả, rất cần có Quy hoạch điện mới và những quy định kèm theo để không làm đứt gãy chuỗi công nghệ - tài chính - dịch vụ để phát triển các nguồn điện sạch và bền vững nói trên. Sự kiện triển lãm và hội nghị doanh nghiệp năng lượng mặt trời, năng lượng gió lần thứ 3 cho thấy những băn khoăn của các nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ về vấn đề này.
Việt Nam hiện nay đứng trong top 10 các quốc gia đầu tư vào năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới với 7,4 tỷ USD và vượt qua 2 nền kinh tế lớn của thế giới là Đức và Pháp.
Với mục tiêu trung hòa phát thải khí nhà kính (Net Zero) vào năm 2050 như đã cam kết, việc sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam như một nguồn năng lượng rất dồi dào, thay thế cho sản xuất điện năng truyền thống, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, hiện nay các nhà đầu tư vẫn đang chờ Quy hoạch điện VIII đang được trình Chính phủ phê duyệt để có hướng phát triển dự án đầu tư vào nguồn điện năng lượng tái tạo.
[Image: 2342_1e_v2-399.jpg]
Đoàn chủ tịch hội nghị.
Nhằm chia sẻ những kinh nghiệm để phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, Energy Box - Công ty truyền thông hàng đầu cho lĩnh vực năng lượng tái tạo tổ chức sự kiện triển lãm và hội nghị doanh nghiệp năng lượng mặt trời, năng lượng gió lần thứ 3. Hội nghị diễn ra trong 1 ngày (12/5/2021) về chính sách, tài chính và rủi ro đầu tư của thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Hội nghị nêu bật mấy điểm chính sau:
Một là: Trong số các loại hình nguồn điện mặt trời tại Việt Nam, bao gồm điện mặt trời trang trại (ground-mount solar), điện mặt trời trên mái nhà (rooftop solar-ĐMTMN) và điện mặt trời nổi (floating solar), điện mặt trời trên mái nhà vừa qua có giá FIT tốt nhất.
Hai là: Đến hết năm 2020, đã có 7.755 MW nguồn điện mặt trời trên mái nhà (ĐMTMN) đã được lắp đặt và đi vào hoạt động, và Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, tổng tiềm năng kỹ thuật nguồn ĐMTMN của Việt Nam là trên 48.000 MW. Theo Ngân hàng Thế giới công bố cho thấy Việt Nam hiện có công suất điện mặt trời được lắp đặt toàn diện nhất ở Đông Nam Á và còn nhiều tiềm năng cho ĐMTMN; riêng Thành phố Hồ Chí Minh có thể lắp đặt đến 6.000 MW và Thành phố Đà Nẵng trên 1.000 MW.
Ba là: Nhờ có chính sách giá FIT khuyến khích theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018, đã có hàng trăm dự án điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện và đến đầu tháng 11/2021 đã có trên 5.000 MW được hoàn thành xây dựng, trong đó có gần 4.000 MW được hòa lưới và công nhận vận hành thương mại. Nhưng hiện nay chính sách phát triển điện gió ở Việt Nam đang bị hạn chế bởi Quyết định 39 đã hết hiệu lực, còn chờ phê duyệt Quy hoạch điện VIII, cũng như các quy định tiếp theo phù hợp. Nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán hiệu quả của dự án cũng như tiếp cận nguồn vốn tín dụng để thanh toán và trả nợ do chưa thể hoàn tất hợp đồng mua bán điện (PPA). Khó khăn trong huy động vốn vay là thời gian đầu tư, hoàn vốn cho điện gió khá dài (điện mặt trời mái nhà khoảng 5 - 10 năm, dự án NLTT khác khoảng 10 - 15 năm), đồng thời, các ngân hàng thương mại phải tuân thủ tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
[Image: 2536_anh_1.jpg]
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Tham dự hội nghị lần này, IPC E&C - với kinh nghiệm của Tổng thầu EPC về dịch vụ điện gió và điện mặt trời xuất sắc nhất Việt Nam năm 2021, đã chia sẻ những khó khăn cũng như giải pháp để đẩy nhanh quá trình thi công.
[Image: 2615_lan.png]
Bà Ngô Quỳnh Lan - Trưởng phòng phát triển kinh doanh của IPC E&C.
Theo bà Ngô Quỳnh Lan - Trưởng phòng phát triển kinh doanh của IPC E&C cho biết: Công tác giải phóng mặt bằng là một trong những “chìa khóa” quan trọng không chỉ góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, tạo động lực thu hút đầu tư. Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là “điểm nghẽn” ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ các dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư cho chủ dự án.
Những nguyên nhân đó đến từ:
i) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ đất nông nghiệp, công nghiệp… sang đất sản xuất năng lượng.
ii) Thực tế quỹ đất dành cho dự án còn nhiều hạn chế, nhất là đối với hành lang an toàn theo đường kính cánh tua bin chưa có hướng dẫn, quy định trong công tác đến bù GPMB.
iii) Sự bất hợp tác, cản trở thi công nhằm trục lợi bất chính của một số bộ phận người dân xunh quanh dự án.
Bên cạnh những giải pháp quen thuộc như đàm phán, giải thích với người dân, phương án tuyên truyền thông tin đúng đắn qua báo chí và sử dụng nhà thầu phụ tại địa phương có lợi thế trong công tác GPMB là các giải pháp tốt nhất mà Tổng thầu EPC có thể hỗ trợ Chủ đầu tư.
Để Việt Nam có thể chuyển đổi năng lượng theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và các chất ô nhiễm môi trường khác, phát triển các nguồn điện gió, điện mặt trời đã được Dự thảo Quy hoạch điện VIII đưa vào với quy mô ngày càng lớn. Nhưng để quá trình phát triển năng lượng tái tạo liên tục, đạt mục tiêu, tránh gián đoạn, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, nhất là đầu tư tư nhân, rất cần Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND các địa phương ban hành các cơ chế, quy định hợp lý và chặt chẽ, nhưng thuận tiện khi triển khai, chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro với các nhà đầu tư, ngân hàng và nhà thầu dịch vụ xây lắp.
Theo nangluongvietnam.vn

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
05-29-2022, 10:59 PM
Diễn đàn: GÓC THƯ GIÃN
- Không có trả lời

[Image: phat-hien-cong-hau-bi-mat-trong-mot-loat...eo-doi.jpg]
Thuật toán dựa trên những hình ảnh thu được từ máy quay an ninh. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik, công nghệ mới của Actuate AI có thể sử dụng trên nền tảng dữ liệu có sẵn từ các máy quay giám sát và không cần lắp đặt thêm bất kỳ hệ thống phần cứng nào khác. Các đoạn hình ảnh được mã hóa sẽ chuyển đến máy chủ của công ty và thuật toán của Actuate AI phân tích, tìm kiếm các mối đe dọa tiềm ẩn trước khi gửi nó đến quy trình bảo mật thông thường của công ty.
Không giống như các giải pháp an ninh AI khác, công nghệ của Actuate không sử dụng nhận diện khuôn mặt, dữ liệu sinh trắc học hoặc mã số nhận dạng cá nhân. Thay vào đó, thuật toán tìm kiếm các vật phẩm, như súng hoặc những người có hành vi đáng ngờ như lảng vảng trong bãi đỗ xe sau giờ làm việc. Actuate có thể cảnh báo sớm cho nhân viên bảo vệ về nguy cơ đe dọa.
Trong một mô hình thử nghiệm tại Fox5 New York, Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập công ty Sonny Tại đã minh chứng hệ thống mới của công ty có khả năng nhận diện được một khẩu súng trong giây lát và gửi cảnh báo cho đội an ninh. Công nghệ này sau đó chỉ điểm mối đe dọa nguy cơ và để đội an ninh trực quyết định liệu xem mối đe dọa đó có thực hay chỉ là cảnh báo giả.
Từng là một cựu Thủy binh Lục chiến, Tại cho biết ông bắt đầu nảy ra sáng kiến này sau vụ xả súng hàng loạt tại Las Vegas năm 2017. Ông hỏi cảnh sát rằng điều gì có thể giúp ngăn chặn các vụ việc thương tâm này và nhận được câu trả lời tương tự. “Mong muốn chung của họ là các máy quay an ninh tự động xác định các mối đe dọa”, Tai nói.
Actuate cho biết hệ thống của họ chính xác tới 95% và có thể ứng dụng trong trường học, công trường xây dựng, bệnh viện, trung tâm thương mại và nhà ga, trạm xe buýt công cộng.
Theo nghiên cứu của Everytown, kể từ năm 2009 có 273 xả súng hàng loạt tại Mỹ, khiến 1.52 người thiệt mạng và 980 người khác bị thương.
Trong tháng 4, một đối tượng đã nổ súng tại ga tàu điện ngầm thành phố New York, khiến 10 người bị bắn và hơn chục người khác bị thương. Cảnh sát mất hơn 1 ngày truy tìm mới bắt giữ được nghi phạm. Sự việc đã khiến Thị trưởng thành phố New York Eric Adams thúc đẩy ý tưởng về công nghệ phát hiện súng lắp đặt trong các ga tàu điện ngầm trên toàn thành phố. Ông cũng đang đề xuất một hệ thống khác có thể xác định các vật thể nguy hiểm như máy dò kim loại ở sân bay.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng những hệ thống trên dễ gây ra cảnh báo giả và không phù hợp với nơi có lượng người lưu thông nhiều cùng một lúc như ga tàu điện ngầm. Ông Peter Evans, Giám đốc điều hành của Patriot One Technologies, nhận định nếu triển khai, hành khách có thể lỡ tàu vì phải qua bước kiểm tra lần 2. Đối với hệ thống của Actuate dựa trên những hình ảnh cung cấp, nó không thể nhận diện những mối đe dọa cố tính bị giấu đi như súng để trong áo khoác. Bên cạnh đó, muốn có hình ảnh phân tích, máy quay giám sát phải hoạt động liên tục.
Trong vụ nổ súng tại ga tàu điện ngầm thành phố New York, một vài máy quay đã không hoạt động, dẫn tới phản ứng chậm trễ của lực lượng an ninh và đối tượng nổ súng trốn thoát. Giới chức thành phố cho biết một đội điều tra đã được thành lập để xác định nguyên do vì sao máy quay lại không hoạt động.
Theo Báo Tin tức

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
05-29-2022, 10:58 PM
Diễn đàn: GÓC THƯ GIÃN
- Không có trả lời

Bác ơi mấy chục năm rồi
Bác thăm nhà máy Điện hồi ngày xưa...
Bờ Hồ ngay giữa Thủ Đô
Bây giờ là của cơ đồ Việt nam.
Công nhân ngành Điện giỏi giang
Giữ dòng điện sáng huy hoàng tương lai.
Giặc thua, giặc đã chạy dài
Ta xây đất nước ngày mai đẹp giàu.
Bao nhiêu thế hệ nối nhau
Theo lời Bác dạy trước sau một lòng.
Hôm nay, Tổ quốc non sông
Bao la điện sáng, thỏa lòng nhân dân.
Ngành Điện cán bộ, công nhân
Nhớ ghi lời Bác, muôn phần kính yêu.
                                                                            Nguyễn Thị Phương Liên - Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực Thái Bình

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
05-29-2022, 10:56 PM
Diễn đàn: GÓC THƯ GIÃN
- Không có trả lời

Báo cáo mới nhất của Viện Kinh tế năng lượng và phân tích Tài chính (IEEFA) cho biết, nền kinh tế Việt Nam với độ mở và sự phụ thuộc rất lớn vào các tập đoàn đa quốc gia và thị trường tiêu dùng toàn cầu, đòi hỏi Chính phủ phải hoạch định một chiến lược phát triển năng lượng sạch tương thích với các cam kết giảm phát thải carbon của các tập đoàn toàn cầu.

[Image: 4557_image001.jpg]
Điện gió và điện mặt trời hiện đóng vai trò như một chính sách bảo đảm việc làm cho hàng triệu lao động, về nguồn thu ngoại tệ, tăng trưởng kinh tế và sẽ là chìa khoá giúp khơi thông dòng vốn đầu tư phát triển bền vững.
Việt Nam cần thích ứng với ưu tiên trung hòa carbon

Báo cáo của IEEFA ước tính, các tập đoàn đa quốc gia đóng góp khoảng 150 tỷ USD vào doanh thu xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Họ cũng đưa ra các cam kết cụ thể về trung hòa carbon hoặc giảm phát thải carbon ở các phạm vi và lộ trình khác nhau. Do đó, hành trình hướng tới phát triển bền vững của các thương hiệu toàn cầu này là cơ hội mà Việt Nam không thể bỏ qua.

Việt Nam hiện là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn nhất trong số các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á. Với gần 60% doanh thu xuất khẩu đến từ các mặt hàng gia công sản xuất cho các nhãn hàng lớn quốc tế, vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ đi kèm với đòi hỏi phải thích ứng linh hoạt với các mối quan tâm và ưu tiên của các tập đoàn này.

Chính vì vậy, điện gió và điện mặt trời không còn đơn thuần là giải pháp về nguồn cung cấp điện bổ sung. 2 nguồn năng lượng mới còn đóng vai trò như một chính sách bảo đảm việc làm cho hàng triệu lao động, về nguồn thu ngoại tệ, tăng trưởng kinh tế và sẽ là chìa khóa giúp khơi thông dòng vốn đầu tư phát triển bền vững. Khác với thập kỷ vừa qua, dòng tiền của thập kỷ tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cung ứng điện sạch tới các nhà máy sản xuất và khu công nghiệp.

Do đó, một kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo quyết đoán và rõ ràng sẽ có tác động lan tỏa vĩ mô tới toàn bộ nền kinh tế.

Năm 2021, tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết về việc Việt Nam hướng tới nền kinh tế phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 trong bối cảnh rất nhiều các tập đoàn toàn cầu coi việc giảm phát thải trong chuỗi cung ứng là mối ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phi carbon hóa. Đáng chú ý, rất nhiều các doanh nghiệp trong số này có chuỗi cung ứng sâu rộng và lâu năm tại Việt Nam.

Các tập đoàn lớn như Nike và Apple đã và đang có tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ cho kế hoạch phát triển năng lượng sạch táo bạo tại Việt Nam. Cụ thể, các doanh nghiệp này đã kiến nghị Chính phủ cho phép các nhà máy trong chuỗi cung ứng của họ được tiếp cận với các nguồn điện sạch.

Đối với các tập đoàn này, tiêu thụ điện sạch không chỉ nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cũng là một phần trong nỗ lực tổng thể và cấp bách về giảm phát thải carbon. Đó là một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận, khả năng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp và danh tiếng của doanh nghiệp, nếu triển khai chậm trễ.

Các doanh nghiệp sản xuất tăng tốc đầu tư vào điện tái tạo

Một minh chứng rõ ràng cho nhu cầu điện sạch cấp bách của ngành sản xuất là sự tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua của các giải pháp năng lượng tái tạo phân tán.

Với sự ủng hộ của Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các hệ thống điện mặt trời áp mái khu công nghiệp và thương mại (KCN&TM) đang hỗ trợ nhu cầu phụ tải cho sản xuất, giúp giảm áp lực cho lưới điện, đồng thời giảm gánh nặng huy động vốn và phát triển thêm công suất nguồn cho EVN.

Do đó, phân khúc điện mặt trời áp mái KCN&TM đang âm thầm dẫn dắt đà tăng trưởng công suất trong bối cảnh Nhà nước tạm thời đóng băng chính sách phát triển loại hình điện mặt trời quy mô trang trại. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp phát triển điện mặt trời KCN&TM đã nhanh chóng cập nhật mô hình kinh doanh mới để không còn lệ thuộc vào trợ cấp Nhà nước và tích cực tiếp cận các khu công nghiệp nhộn nhịp với số lượng gia tăng không ngừng tại Việt Nam.

Một số nhà đầu tư lớn đã gia nhập thị trường như Tập đoàn Điện lực Pháp EDF hay Tập đoàn kinh tế SK Group của Hàn Quốc. Các doanh nghiệp này đã liên doanh với các đối tác trong nước và cam kết đầu tư hàng trăm triệu USD vào thị trường điện mặt trời áp mái KCN&TM tại Việt Nam trong vài năm tới.

Bên cạnh đó, các khu công nghiệp sinh thái cũng đang tạo ra một xu hướng mới tại Việt Nam với các chủ đầu tư chủ động tìm kiếm và cung cấp các giải pháp tạo ra nguồn điện sạch cho lưới điện nội bộ, từ đó thu hút các khách hàng chú trọng tới các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp.

Mới đây, Tập đoàn Sembcorp ở khu công nghiệp Việt Nam – Singapore mở rộng tại Bình Dương đã thông báo sẽ xây dựng một nhà máy điện mặt trời quy mô lớn tại chỗ để giúp các khách hàng lớn đạt mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong tương lai.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang tiến hành công tác chuẩn bị về mặt pháp lý và kỹ thuật để thí điểm cơ chế mua bán điện tái tạo trực tiếp cho doanh nghiệp (cơ chế DPPA). Đây là một chính sách được các doanh nghiệp nóng lòng chờ đợi, đặc biệt là các bên tiêu thụ điện lớn có mục tiêu giảm phát thải tham vọng, nhưng lại không có đủ nguồn năng lượng sạch tại chỗ.

Cơ chế DPPA dự kiến triển khai thí điểm từ giai đoạn 2023-2024 với giới hạn công suất ban đầu là 1GW. Ưu điểm của DPPA là giúp giảm áp lực cân đối chi phí mua bán điện cho EVN do việc đàm phán giá điện sẽ là vấn đề riêng giữa doanh nghiệp mua điện và nhà máy điện tái tạo.

[Image: 4558_image002.jpg]
Các chủ đầu tư như Sembcorp đang chủ động tìm kiếm và cung cấp các giải pháp tạo ra nguồn điện sạch cho lưới điện nội bộ.
Báo cáo của IEEFA lưu ý rằng, thị trường mua bán điện tái tạo trực tiếp cho doanh nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tăng trưởng nhanh chóng. Trong đó, Việt Nam đang phải cạnh tranh với Ấn Độ là quốc gia dẫn đầu khu vực với tổng công suất tích lũy là 5,2GW. Do đó, việc triển khai cơ chế DPPA nhanh chóng với quy mô lớn hơn sẽ giúp Việt Nam củng cố vị thế của mình, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu và tài nguyên thiên nhiên dồi dào như hiện nay.

Theo baoxaydung.com.vn (ảnh: Internet)

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
05-29-2022, 10:54 PM
Diễn đàn: CHIA SẺ HỌC TẬP, NGHỀ NGHIỆP
- Không có trả lời

Ngày 20/5/2022, tại Hà Nội, Công Ty Hoàng An và Công ty Trung Minh kết hợp với Hãng Streamer tổ chức Hội thảo “Hội thảo giới thiệu sản phẩm chống sét Streamer – Nga và phần mềm mô phỏng lắp đặt chống sét của hãng Streamer - Nga”.  Chủ trì Hội thảo là ông Vũ Anh Phương - Phó Tổng giám đốc EVNNPC. Tại đầu cầu Tổng công ty có đại diện Văn phòng, Ban Kỹ thuật, Ban An toàn, Ban Vật tư, Ban Đầu tư, Ban Viễn thông &Công nghệ thông tin, Công ty Dịch vụ Điện lực miền Bắc, Công ty TNHH MTV thí nghiệm điện miền Bắc. Tại đầu cầu các Công ty Điện lực có đại diện Lãnh đạo và chuyên viên liên quan.
Đại diện hãng sản xuất có ông Matthieu ZINCK (Đại diện hãng Streamer tại khu vực Đông Nam Á); ông Nguyễn Khắc Tuấn – Giám đốc Kỹ thuật Công ty Bình Sơn (Đại diện hãng Streamer tại Việt Nam); bà Đỗ Thị Loan- Giám Đốc Công ty Kỹ thuật Năng lượng Hoàng An (Đại diện hãng về sản phẩm chống sét Streamer tại miền Bắc); ông Hoàng Việt Anh- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kỹ thương Trung Minh (Nhà phân phối sản phẩm chống sét Streamer tại miền Bắc).
[Image: ba-hue-1.jpg]
Bà Hà Thị Minh Huệ - Chánh văn Phòng EVNNPC phát biểu khai mạc và giới thiệu thành phần tham gia
[Image: dai-dien-streamer-2-1-1.jpg]
Đại diện Công ty Kỹ thuật Năng lượng Hoàng An và Công ty Cổ phần Kỹ thương Trung Minh phát biểu khai mạc
Đại diện Công ty Kỹ thuật Năng lượng Hoàng An và Công ty Cổ phần Kỹ thương Trung Minh cho biết: Hãng Streamer - Nga là Công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp thiết bị và tư vấn các giải pháp về lưới điện thông minh để ngăn ngừa, xử lý các sự cố xảy ra trên lưới điện. Nội dung của Hội thảo này tập trung vào các vấn đề cơ bản như: Giới thiệu sản phẩm chống sét Streamer trên lưới điện trung thế; giới thiệu phần mềm tính toán, mô phỏng lắp đặt chống sét Streamer và các sản phẩm mới của hãng Streamer.
Tại Hội thảo, ông  Matthieu ZINCK và ông  Nguyễn Khắc Tuấn đã giới thiệu về sản phẩm chống sét Streamer – Nga và các sản phẩm mới khác của hãng Streamer, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm tính toán, mô phỏng lắp đặt chống sét.
[Image: anh-4-1.jpg]
Ông Hoàng Việt Anh - Tổng Giám đốc Trung Minh nhà phân phối miền bắc giới thiệu với Ông Vũ Anh Phương - Phó Tổng Giám đốc EVNNPC về sản phẩm chống sét Streamer Nga
[Image: ong-vu-anh-phuong-pho-tgd1.jpg]
Ông Vũ Anh Phương – Phó Tổng Giám đốc EVNNPC phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, ông Vũ Anh Phương cho biết: Việc đảm bảo cho lưới điện truyền tải vận hành an toàn liên tục là một nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty. Trong quá trình quản lý vận hành, công tác giảm thiểu sự cố đường dây 110kV, 35kV, 22kV do sét đánh luôn là vấn đề mà toàn thể Lãnh đạo và các cán bộ từ Tổng công ty cho đến các đội đường dây luôn quan tâm trăn trở. Hiện nay, các đơn vị đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm sự cố đường dây do sét đánh. Tuy nhiên, số lần sự cố do sét đánh vẫn còn nhiều, đặc biệt là trên các đường dây thuộc Tổng công ty quản lý. Sự cố vẫn còn lặp lại trên những đường dây đã được sửa chữa, bổ sung hệ thống tiếp địa. Chính vì vậy ông Vũ Anh Phương mong muốn đơn vị cùng phối hợp tìm kiếm các giải pháp để giảm sự cố do sét đánh, ứng dụng thử nghiệm sản phẩm của Hãng Streamer trên một vài đường dây để đánh giá hiệu quả trước khi sử dụng trên diện rộng.
Theo EVNNPC

In mục này


Đăng bởi: khanh51
05-20-2022, 09:04 AM
Diễn đàn: TIÊU CHUẨN NGÀNH ĐIỆN
- Không có trả lời

Các Tiêu chuẩn về chống sét có nhược điểm gì không?

 
Có lẽ, đa số chúng ta đều nghĩ rằng Tiêu chuẩn, Quy phạm là “hoàn hảo” và có thể có rất ít người đặt câu hỏi: “Những bộ tiêu chuẩn về chống sét này còn có nhược điểm gì còn tồn tại không?”.
 
Vâng! Năm 2015, các nhà khoa học Nga đã nảy ra ý tưởng như vậy: tổ chức một cuộc hội thảo chung giữa các nhà biên soạn tiêu chuẩn IEC 62305 với các nhà soạn thảo Tiêu chuẩn chống sét của Nga để tìm ra sự khác biệt của các tiêu chuẩn này. Ý tưởng này được phía IEC ủng hộ và đã đạt được thỏa thuận sơ bộ. Các nhà khoa học Nga đã gửi các câu hỏi cho chuyên gia IEC để chuẩn bị cho hội thảo sẽ đến. Các câu hỏi đại loại như thế này:
 
- Bán kính của quả cầu lăn được xác định dựa trên cơ sở nào của dữ liệu kinh nghiệm vận hành, thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc tính toán?
- Theo phương pháp quả cầu lăn, việc sử dụng một cột thu lôi, có chiều cao lớn hơn bán kính của quả cầu lăn, khi tiếp tục tăng chiều cao của cột, không làm tăng kích thước của vùng được bảo vệ. Làm thế nào giải thích mâu thuẫn này bằng các số liệu trên thực tế?
…..
 
Sau một thời gian nghiên cứu câu hỏi, các chuyên gia IEC đã không tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi của các chuyên gia Nga và thế là mọi vấn đề trở thành bỏ ngỏ, hội thảo chung đã không diễn ra như mong đợi…
 
Và hội thảo 10 trên WEB của GS BAZELYAN đã đi vào phân thích ưu, nhược điểm của các quy phạm Nga và IEC và khuyên nên lựa chọn cột thu lôi như thế nào.
 
Nếu các bạn quan tâm đến vấn đề này thì có thể tải văn bản của hội thảo để nghiên cứu hoặc nghe hội thảo 10 tại đây;
https://www.youtube.com/watch?v=5Kv79ks6NPw

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
04-28-2022, 11:18 AM
Diễn đàn: Thí nghiệm thiết bị cấp điện áp 110kV trở lên
- Không có trả lời

Sáng ngày 19/04/2022, Công ty Dịch vụ Điện lực miền Bắc (NPSC) đã phối hợp với hãng Techimp (thuộc Altanova Group) tổ chức hội thảo giới thiệu giải pháp đo PD cho máy biến áp, cáp lực, RMU của hãng TECHIMP (ALTANOVA) - ITALY.

Buổi hội thảo được tổ chức dưới hình thức hội nghị truyền hình dưới sự chủ trì của ông Trần Minh Đức – Phó giám đốc NPSC và sự tham gia của các cán bộ kỹ thuật khối phòng ban và 25 Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực (XNDVĐL) tại các tỉnh. Về phía hãng TECHIMP có ông Ivan Chan - Giám đốc bán hàng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật và giám định Hạ Long (nhà phân phối thiết bị của Altanova tại Việt Nam).

[Image: IMG_0125JPG.jpg]

Buổi hội thảo dưới sự chủ trì của ông Trần Minh Đức – Phó giám đốc NPSC

Tại buổi hội thảo, cán bộ kỹ thuật của NPSC đã có những trao đổi tích cực với đại diện hãng, góp phần mang lại góc nhìn tổng thể về hệ thống giám sát PD.

[Image: IMG_0109JPG.jpg]
Ông Ivan Chan giới thiệu về hệ thống giám sát PD Online

PD (viết tắt của Partial Dicharge - Phóng điện cục bộ) là hiện tượng phóng điện một phần nhỏ trong vật liệu của các thiết bị trung và cao thế, là tín hiệu nhận biết của hư hỏng lớp cách điện. PD là kết quả của sự phá hủy về điện được hình thành do có các khe hở không khí bên trong lớp cách điện, là hiện tượng đánh thủng điện môi cục bộ của một bộ phận nhỏ trong hệ thống cách điện rắn hoặc lỏng dưới tác động điện áp cao.

Theo thống kê có đến 85% sự cố của các thiết bị điện trung và cao thế liên quan đến hiện tượng phóng điện cục bộ. Sự xuất hiện của PD lặp lại nhiều lần theo thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ, độ bền của vật liệu cách điện và dễ gây ra cháy nổ nếu quá trình phóng điện tuần hoàn liên tục theo thời gian sẽ làm vật liệu nóng vượt ngưỡng.

Hiện nay, đo PD là một trong những hạng mục quan trọng trong công tác thí nghiệm theo CBM của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Trong thời gian sắp tới, NPSC sẽ thực hiện các chương trình đào tạo về đo PD đến các XNDVĐL.

Tổ Thí nghiệm – Tự động hóa - NPSC

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
04-28-2022, 09:51 AM
Diễn đàn: CÔNG TÁC KINH DOANH
- Không có trả lời

Trên cơ sở nội dung hợp đồng đã được ký kết về việc phối hợp thực hiện dịch vụ thí nghiệm, xử lý sự cố các công trình điện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giữa Công ty Dịch vụ Điện lực miền Bắc và Công ty Điện lực Phú Thọ, ngày 23/4/2022, Công ty Điện lực Phú Thọ đã có buổi làm việc trực tiếp cùng XNDVĐL Phú Thọ - Công ty Dịch vụ Điện lực miền Bắc với mục đích hoàn thiện quy trình phối hợp giữa hai bên, nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng.
Cuộc họp do Ông Trần Ngọc Hà – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ chủ trì, cùng với sự tham dự của ông Dương Quang Việt – Giám đốc XNDVĐL Phú Thọ và các Trưởng, phó phòng, chuyên viên phụ trách của hai đơn vị.
[Image: image001.png]
Ông Trần Ngọc Hà – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ chủ trì cuộc họp
Tại cuộc họp, Ông Trần Ngọc Hà đã lắng nghe báo cáo những nội dung, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình phối hợp thực hiện từ các tổ chuyên môn của hai đơn vị. Công ty Điện lực Phú Thọ là đơn vị chủ quản, quản lý trực tiếp, vận hành và cung cấp điện cho khách hàng, XNDVĐL Phú Thọ là đơn vị thi công với lợi thế nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thí nghiệm, xử lý sự cố công trình Điện. Sau một thời gian ngắn triển khai, về cơ bản hai đơn vị đã thực hiện rất tốt vai trò của mình, công tác phối hợp được diễn ra nhịp nhàng, nhanh chóng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số điểm chưa hợp lý trong quy trình. Tuy nhiên, với định hướng của EVNNPC đó là luôn hướng tới tối đa hóa lợi ích của khách hàng, chất lượng dịch vụ điện tốt, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, nâng cao độ tin cậy cung điện và các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật. Hai đơn vị đã cùng nhau thảo luận và đưa ra được những phương án tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của cả khách hàng và ngành điện: Duy trì và phát huy các điểm tích cực đang có đồng thời khắc phục, sửa chữa các điểm chưa hợp lý để hoàn thiện quy trình phối hợp.
[Image: image004.jpg]
Ông Dương Quang Việt - Giám đốc XNDVĐL Phú Thọ đã phát biểu ghi nhận, cảm ơn thiện chí hợp tác của Công ty Điện Phú Thọ, đồng thời cam kết với kim chỉ nam của NPSC “Dịch vụ Điện xuất sắc”, Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực Phú Thọ sẽ phối hợp chặt chẽ ở mức cao nhất, thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Đây là một trong những cuộc họp mang tính chất thường niên giữa Công ty Điện lực Phú Thọ và Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực Phú Thọ trong công tác phối hợp, khẳng định mối quan hệ hợp tác bền chặt, hỗ trợ cùng nhau phát triển của hai bên, đảm bảo chất lượng dịch vụ Điện, tất cả vì mục tiêu nâng tầm hình ảnh ngành Điện trong mắt khách hàng.
Khánh Vân – Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực Phú Thọ

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
04-28-2022, 09:49 AM
Diễn đàn: TIÊU CHUẨN NGÀNH ĐIỆN
- Không có trả lời

Tiêu chuẩn kỹ thuật máy biến áp phân phối tổn hao thấp áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

In mục này


Đăng bởi: RussiaKD
04-28-2022, 09:47 AM
Diễn đàn: TIÊU CHUẨN NGÀNH ĐIỆN
- Không có trả lời

Tiêu chuẩn kỹ thuật FCO, LBFCO và dây chì điện áp 22 và 35 kV áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

In mục này